Lụa tơ tằm và cách sử dụng

Lụa tơ tằm và cách sử dụng

Giới thiệu về lụa tơ tằm và sản phẩm khăn lụa của Quà Hà Nội

Nói đến lụa tơ tằm là nói đến các làng nghề truyền thống như làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông hay làng tơ tằm Phùng Xá – Hà Tây với hàng ngàn năm tồn tại và phát triển. 

Tơ tằm là một loại sợi tự nhiên cao cấp, có độ mềm mại, bóng, xốp và có thể cảm nhận rõ rệt vẻ mượt mà, êm ái của lụa tơ tằm mà các loại vải sợi khác không thể có được. Các loại vải được dệt từ tơ tằm rất đa dạng như: lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. 

Với những người đã từng sử dụng vải tơ tằm đều dễ dàng nhận ra ưu điểm của chất liệu này là  nhẹ, thoáng, không tích điện, ấm áp khi đông sang và rất thoáng mát khi hè tới. Các sản phẩm có chất liệu tơ tằm thường óng đẹp tự nhiên.

Ngày nay, với sự trà trộn của nhiều loại tơ, vải lụa Trung Quốc tràn lan đã làm cho lụa tơ tằm của Việt Nam phần nào mất đi uy tín và giá trị. Để giữ gìn tinh hoa của tơ tằm truyền thống, khăn lụa của Quà Hà Nội được đặt tại cơ sở sản xuất lụa nguyên gốc 100% với mẫu mã sang trọng và độc đáo làm mê đắm người dùng.


Cách giặt, là khăn lụa, cà vạt lụa

  • Cách giặt: sản phẩm lụa nói chung và khăn lụa nói riêng nên giặt bằng tay và sử dụng xà phòng nhẹ (có thể dùng sữa tắm, dầu gội đầu). Hạn chế vặn xoắn trong khi giặt và vắt. Nên phơi khăn ở nơi thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp để vải lụa không bị cứng, giòn và phai màu. Hầu hết các sản phẩm khăn của Quà Hà Nội không phai màu, tuy nhiên những khăn có màu đậm có thể vẫn phai nhẹ ở 1, 2 lần giặt đầu tiên.

Cà vạt lụa chỉ nên giặt khô không nên giặt ướt.

  • Cách là: Nên dùng bàn là hơi và để ở chế độ là lụa.
← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận